HIJACK LÀ GÌ

  -  

Hijack - Nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các nhà bán hàng trên Amazon

Với tốc độ phát triển thị trường không ngừng, Amazon ngày nay có thể xem là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Lượng khách hàng khổng lồ cùng hàng triệu nhà bán hàng tham gia khiến việc kinh doanh tại Amazon chưa bao giờ là dễ dàng. Đi đôi với sự phát triển là việc xuất hiện liên tục của các chiêu trò buôn bán, cạnh tranh không lành mạnh. Một trong những vấn nạn đang được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện này chính là hijack.

Bạn đang xem: Hijack là gì

Vậy hijack là gì? Sự ảnh hưởng của vấn nạn này nghiêm trọng ra sao mà khiến các nhà bán hàng tại Amazon phải kinh hoàng mỗi khi gặp phải? Và bạn đã biết cách bảo vệ sản phẩm và thương hiệu của khi kinh doanh trên Amazon chưa?

Cùng Tròn House tìm hiểu ngay nhé.

*

Source: Kogroup

Tổng quan thông tin về vấn nạn hijack trên Amazon

Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt đầu thấy trang sản bán hàng Amazon của mình xuất hiện các đánh giá 1 sao cùng những lời bình luận: “Đừng mua, sản phẩm không như thương hiệu chính hãng đã bán. Chất lượng quá kém. Lừa đảo khách hàng……”. Vấn đề gì đang xảy ra đối với sản phẩm của bạn vậy? Hãy để Tròn tìm hiểu cùng bạn nhé.

Vấn nạn hijack là gì?

A là một nhà bán hàng và vẫn chưa biết bán gì tại Amazon. Khi thấy một sản phẩm có lượt mua cao, được khách hàng quan tâm,...A bắt đầu tìm nhà phân phối sản phẩm tương tự (có thể là hàng fake) và nhập về kinh doanh. Toàn bộ thông tin và mã số danh mục sản phẩm đều được A sao chép y đúc chỉ có điều giá rẻ và chất lượng thấp hơn hàng chính hãng. Đó được gọi là hijack và A được xem là hijacker.

*

Source: Sage Mailer

Hiểu đơn giản, hijack là kinh doanh sản phẩm dựa trên thương hiệu của người khác theo hướng tiêu cực.

Vậy hijack sẽ hoạt động như thế nào? Vấn nạn này giả mạo sản phẩm dựa trên việc sao chép mã số ASIN và thông tin sản phẩm. ASIN là mã số do Amazon cung cấp cho từng sản phẩm để quản lý thông tin. Mã số này cực kỳ quan trọng đối với các nhà bán hàng nhưng lại khá dễ bị sao chép. Đặc biệt với các nhà bán hàng chưa đăng ký thương hiệu (Amazon Brand Registry) trên Amazon.

*

Source: Fado

Khi một sản phẩm có lượt mua cao, các hijacker sẽ tìm kiếm sản phẩm tương tự với giá thành rẻ và chất lượng thấp hơn để kinh doanh. Họ cũng tạo tài khoản bán hàng nhưng mã ASIN sẽ nhập y chang mặt hàng bán chạy. Trùng mã số này sẽ khiến thuật toán của Amazon tự động thiết lập hàng giả mạo như sản phẩm chính hãng

Việc sao chép mã sẽ giúp sản phẩm của hijacker thường hưởng được các chỉ số về lượt mua, đánh giá và tầm ảnh hưởng thương hiệu mà họ giả mạo. Kết quả dẫn tới việc khách hàng lầm tưởng đó là sản phẩm của thương hiệu uy tín và mua hàng.

Cuối cùng, với sản phẩm kém chất lượng sẽ nhận được phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Mọi thiệt hại sẽ do thương hiệu bị sao chép chịu hết.

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của hijack

Không phải đơn giản mà hijack trở thành nỗi kinh hoàng cho các nhà bán hàng tại Amazon. Sự ảnh hưởng trực diện của vấn nạn này tới doanh số, thương hiệu là vô cùng nghiêm trọng và khó lường trước được.

Sụt giảm doanh thu: Một sản phẩm y chang với giá cả rẻ hơn xuất hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của bạn. Chưa tính tới chất lượng sản phẩm, khách hàng luôn quan tâm yếu tố giả cả khi mua hàng trực tuyến. Doanh thu luôn là vấn đề “cân não” của các doanh nghiệp chính thống khi gặp phải hijack.

*

Source: Zon Guru

Ảnh hưởng uy tín thương hiệu nghiêm trọng: Hijack là hoạt động kinh doanh sản phẩm kém chất lượng dựa trên thương hiệu khác khiến khách hàng lầm tưởng đó là sản phẩm chính hãng. Hậu quả cuối cùng chính là những đánh giá tiêu cực, khiếu nại đều đổ dồn về cho nhà bán hàng uy tín.

Bao nhiêu công sức xây dựng chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu bị vấn nạn hijack phá bỏ hoàn toàn. Thậm chí sản phẩm của bạn còn bị cấm bán tại Amazon.

Tài khoản bán hàng bị khóa: Đây chính là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà hijack gây ra. Điều mà không một ai kinh doanh tại Amazon mong muốn xảy ra, bởi vì:

Đăng ký tài khoản bán hàng Amazon chưa bao giờ dễ dàng.Điều kiện để tài khoản được duyệt vô cùng khắc khe.Tốn chi phí, thời gian và nguồn lực cho việc đăng ký.Chi phí đầu tư để phát triển sản phẩm và hình ảnh thương hiệu tại Amazon.Chi phí thiết kế cửa hàng trực tuyến trên Amazon.Tâm huyết, công sức của cả doanh nghiệp cho việc kinh doanh tại Amazon.

Tệ nhất là khi tài khoản bán hàng của bạn chưa rút hết doanh thu bán hàng, khi bị khóa đồng nghĩa với việc bạn mất hết số tiền đấy.

Ở Amazon, mất tài khoản bán hàng như việc bạn phá sản vậy. Nhiều hệ quả trực tiếp từ vấn nạn hijack khiến bạn không ngờ trước được. Hãy biết cách bảo vệ thương hiệu của mình trước khi dính vào các rắc rối nhé.

*

Source: Feedback Whiz

Chỉ với 3 ảnh hưởng được liệt kê phía trên thôi đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới rất nhiều doanh nghiệp chính thống đang bán hàng tại Amazon. Một số nhà bán hàng phải lao đao vì sự tác động trực diện của hijack đối với sản phẩm của mình, thậm chí là từ bỏ công cuộc kinh doanh tại Amazon.

Cách nhận biết danh sách sản phẩm của bạn bị hijack

Tròn House sẽ ví dụ cụ thể để giúp bạn nhận biết rõ những dấu hiệu khi sản phẩm bị sao chép, giả mạo nhé.

*

Source: Amazon

T Company là một nhà bán hàng tại Amazon. Bỗng một ngày tại sản phẩm của họ có thêm 2-3 người bán mới. Hãy nhìn vào ô vuông đỏ, bạn có thể thấy 1 sản phẩm đang có 2-3 nhà bán hàng khác nhau đang bán.

*

Source: Amazon

Với sự chênh lệch về giá cả cũng như thông tin sản phẩm có phần giống nhau thì rất có thể A Store và B Shop là hijacker.

Một trong những thay đổi dễ thấy nhất là trang bán sản phẩm của bạn xuất hiện những bình luận tiêu cực, lượt đánh giá thấp của khách hàng,...mà không rõ nguyên nhân. Bằng cách quét thủ công, bạn khó nhận biết sản phẩm bị hijack hay không, chỉ trừ khi có ảnh hưởng nhiều thì mới phát hiện được.

Đó là lý do vì sao Amazon luôn khuyến khích các nhà bán hàng nên đăng ký thương hiệu. Chương trình giúp Amazon đồng hành và bảo vệ thương hiệu của bạn toàn diện. Cùng các công cụ phát hiện vi phạm sản phẩm, bạn dễ dàng phát hiện và ngăn chặn sản phẩm của mình bị hijack trước khi có hậu quả nặng nề.

Bạn cần phải làm gì khi sản phẩm của mình bị hijack?

Tốc độ phản ứng của doanh nghiệp khi phát hiện danh sách sản phẩm của mình là cực kỳ quan trọng trong thời điểm này. Thực hiện càng nhanh sẽ càng giúp bạn hạn chế được những tác động mà vấn nạn hijack mang lại.

*

Source: Sage Mailer

Liên hệ trực tiếp với hijacker: Đây là việc bạn nên làm khi phát hiện danh sách của mình đang bị hijack. Hãy làm theo các bước sau để liên hệ với nhà bán hàng đang hijack.

Bước 1: Nhấp vào tên người dùng tại trang sản phẩm

Bước 2: Chọn mục “Ask a question” ở bên phải màn hình.

Xem thêm: Review Khu Du Lịch Ngọc Hoa Trang ĐÁ»“Ng Nai, Kdl Sinh Thái Ngọc Hoa Trang

Bước 3: Chọn mục “Question about product”.

Bước 4: Nhập văn bản yêu cầu ngừng hijack sản phẩm của bạn.

Bước 5: Nhấn Submit để gửi văn bản tới hijacker.

Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản yêu cầu ngừng hijack danh sách sản phẩm tại đây.

Báo cáo sản phẩm bị hijack với Amazon

Bước tiếp theo bạn hãy gửi văn bản để báo cáo với Amazon về việc sản phẩm của bạn đang bị hijack, Amazon sẽ có các biện pháp để bảo vệ các nhà bán hàng của họ. Lưu ý, thương hiệu của bạn đã được đăng ký tại Amazon (Trademark Amazon và Amazon Brand Registry) thì mới gửi báo cáo được nhé.

Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản báo cáo vi phạm của Amazon tại đây.

*

Source: Tino Group

Mua sản phẩm bị hijack để đánh giá và báo cáo chất lượng

Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện việc này đầu tiên trước khi gửi văn báo cáo cho hijacker và Amazon. Sau khi mua sản phẩm của hijacker, bạn hãy đánh giá về sản phẩm theo các bước sau:

Bước 1: Chụp ảnh sản phẩm của hijacker và sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp bạn.

Bước 2: Tổng hợp các điểm khác biệt giữa hai sản phẩm. Bạn có thể quay video chi tiết càng tốt nhé.

Bước 3: Gửi các thông tin chi tiết đó để báo cáo cho Amazon.

Khi gửi báo cáo cho Amazon, bạn hãy đảm bảo đầy đủ thông tin của kẻ hijack sản phẩm, bao gồm: tên người dùng, đường link sản phẩm hijack, mã ASIN và tiêu đề sản phẩm của bạn, thị trường xảy ra hijack (Hoa Kỳ, Brazil,...), ID đơn đặt hàng và hình ảnh, video liên quan tới sản phẩm bị giả mạo.

Cách bảo vệ sản phẩm và thương hiệu khi kinh doanh trên Amazon

Những cách xử lý trên cũng sẽ không phải là tốt nhất khi 1 hijacker đã xuất hiện thì chắc chắn còn rất nhiều hijacker khác đang chực chờ để sao chép sản phẩm của bạn. Chúng ta không thể cứ gửi báo cáo trong vô vọng được.

*

Source: Seller App

“Đừng để nước tới chân rồi mới nhảy nhé”. Hãy tự biết cách bảo vệ sản phẩm và thương hiệu tại một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thế này. Vì biết đâu một ngày nào đó, bạn là mục tiêu của các chiêu trò cạnh tranh dơ bẩn đấy.

In thông tin và logo thương hiệu lên sản phẩm

Đây là cách tốt nhất để khách hàng nhận biết sản phẩm này thuộc doanh nghiệp chính thống. Việc thêm các thông tin rõ ràng và logo cũng gây ra phần nào khó khăn cho các kẻ có ý định giả mạo hay sao chép sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng giúp doanh nghiệp bảo vệ khách hàng của mình trước các mặt hàng kém chất lượng.

*

Source: Web Fx

Đăng ký thương hiệu (Amazon Brand Registry)

Rất nhiều nhà bán hàng thắc mắc vì sao vấn nạn hijack tung hoành như thế mà Amazon không ngăn chặn. Thật ra, Amazon vẫn cố gắng bảo vệ các nhà bán hàng khỏi các vấn đề này. Chỉ là thương hiệu của bạn chưa được đăng ký thì làm sao Amazon không đủ căn cứ để xử lý. Tương tự như việc sản phẩm của bạn đang sống ngoài vòng pháp luật vậy. Chính vì thế, bảo vệ thương hiệu luôn là công việc ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh, nhất là tại Amazon.

Đăng ký thương hiệu (Amazon Brand Registry) chính là chương trình bảo vệ hợp pháp thương hiệu của Amazon với cách doanh nghiệp. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện sản phẩm của mình bị giả mạo, bạn sẽ được Amazon hỗ trợ giải quyết trong thời gian sớm nhất để hạn chế các rủi ro và thiệt hại.

*

Source: Multi Orders

Bên cạnh đó, hai chương trình chống hàng giả của Amazon hoạt động vô cùng hiệu quả khi phát hiện các vi phạm về sản phẩm, bao gồm:

Chương trình minh bạch sản phẩm (Amazon Transparency Program): Chương trình này sẽ cung cấp 2 mã UPC 2D cho mỗi sản phẩm. Amazon sẽ xác minh 2 mã này trước khi thực hiện giao hàng.

Chương trình Amazon Protect Zero: Công cụ này giúp bạn tối ưu hóa chương trình Amazon Transparency, đồng thời có thể xóa các hijack ra khỏi danh sách sản phẩm của mình. Khả năng truy quét các sản phẩm giả mạo của Protect Zero rất cao, nhằm loại bỏ mọi vi phạm trong báo cáo của bạn gửi về Amazon.

Đây là cách tốt nhất để Amazon thiết lập lá chắn bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp khỏi các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư phát triển con đường kinh doanh bền vững tại sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới này.

*

Source: Sunken Stone

Bảo vệ thương hiệu và xây dựng con đường kinh doanh bền vững là hai mục tiêu chính mà Amazon mang tới cho các nhà bán hàng khi tham gia chương trình đăng ký thương hiệu. Vì thế các công cụ tạo dựng thương hiệu và phát triển nội dung sáng tạo ở Amazon cực kỳ được đầu tư với nhiều tính năng vượt trội. Đây cũng là một trong những điểm mạnh giúp Amazon vượt mặt các sàn thương mại điện tử khác.

*

Source: VNExpress

Amazon Content A+, Amazon Storefront, Sponsored Video, Amazon Ads,....đều là các công cụ mang lại cho bạn một không gian thiết kế cửa hàng và sản phẩm vô cùng chuyên nghiệp. Các nhà bán hàng khi đăng ký thương hiệu đều tận dụng tối đa các công cụ này để xây dựng cửa hàng tại Amazon. Hơn ai hết, các doanh nghiệp hiểu rõ việc đầu tư và phát triển cửa hàng tại Amazon sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn, giúp họ thu hút và tạo được uy tín đối với khách hàng trên toàn thế giới. Tăng doanh số, đạt hiệu quả kinh doanh và phát triển lâu dài luôn là mục tiêu của các nhà bán hàng tại đây và Amazon Brand Registry sẽ mang lại cho họ điều đó.

Đặc biệt hơn, các công cụ này được Amazon cung cấp miễn phí và được nâng cấp liên tục. Thế sao bạn lại không tận dụng vào việc kinh doanh của mình để mang lại thành công tại sàn thương mại lớn nhất thế giới này. Một cửa hàng trực tuyến với thiết kế chỉn chu, chuyên nghiệp cùng sản phẩm chất lượng luôn là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng đấy.

*

Source: Tròn House

Là một trong những đối tác của Amazon tại thị trường Việt Nam, Tròn House luôn nắm rõ các nguyên tắc và các rủi ro trong quá trình kinh doanh tại Amazon. Song song đó là việc tối ưu hóa các tính năng sáng tạo, đồng hành cùng bạn xây dựng một cửa hàng Amazon chuyên nghiệp. Qua đó sẽ giúp bạn phát triển con đường kinh doanh bền vững và lâu dài tại sàn thương mại điện tử này.

Xem thêm: Cách Làm Thịt Lợn Hấp Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các Đầu Bếp Tại Gia

*

Source: Tròn House

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về vấn nạn hijack cũng như cách bảo vệ thương hiệu và xây dựng con đường kinh doanh của bạn theo hướng bền vững nhé. Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan tới hình ảnh, video cũng như Amazon thì đừng ngần ngại liên hệ cùng Tròn House ngay nhé.